Hai người cả đời tích góp, mãi mới có một mảnh vườn và căn nhà. Thời gian trước, ba mẹ tôi nói rằng sẽ để lại cho người em trai kế tôi đất đai, nhà cửa, giá trị bây giờ cũng tầm ba tỷ đồng. Nghe vậy, tôi bảo: "Nếu cha mẹ đã nói để lại cho ai thứ gì thì tốt nhất nên lập di chúc ngay từ bây giờ, chứ nếu chỉ nói miệng thì sau này dễ phát sinh tranh chấp".
Gia đình tôi có tới năm anh chị em nên khá phức tạp. Tôi nói như vậy không có ý rằng chị gái tôi sẽ tranh giành tài sản thừa kế với các em, nhưng chẳng có gì chắc chắn anh rể và các con của chị cũng sẽ làm như vậy. Mà người này, người khác nói ra, nói vào sẽ chỉ mệt cho chị mà thôi.
Còn bản thân tôi, một khi cha mẹ đã tuyên bố sẽ cho em thì tôi coi như không có tài sản đó nữa, chẳng bao giờ màng tới. Tuy nhiên, cha mẹ đã không nghe tôi mà đi làm giấy tờ cho tặng em trai tôi. Giờ nhà, đất đã sang tên hết cả, tuy cha mẹ tôi vẫn sống chung nhà với vợ chồng em trai tôi trong chính căn nhà đó.
>> Tự làm ra tài sản 15 tỷ dù không được thừa kế đồng nào
Vấn đề là vợ chồng em không hề có chút trách nhiệm gì với cha mẹ sau khi nhận nhà. Đến tiền điện em cũng bắt cha mẹ phải đóng một nửa, trong khi riêng gia đình em đã có tới bảy thành viên. Cha mẹ tôi già rồi, đâu có sử dụng gì nhiều đến điện mà phải gánh nửa tiền?
Do vậy, ai nói gì thì nói, quan điểm của tôi là nếu có nhiều tiền của, tài sản, khi con cái bước chân ra đời, tôi có vốn nhiều thì sẽ hỗ trợ một phần, còn không có thì con phải tự lo. Nếu có nhiều nhà thì tôi sẽ làm di chúc, cho con ở một căn chứ không sang tên ngay. Còn tiền thì tôi phải giữ để tự lo cho mình lúc về già, không để con phải gánh về mặt tài chính cũng là một loại trách nhiệm.
Tôi nghèo, vợ tôi cũng nghèo, nhưng chúng tôi hợp nhau nên từ hai bàn tay trắng chúng tôi cũng có cuộc sống, tuy không giàu có gì, nhưng cũng gọi là ổn. Vậy nên, tôi tin con cái hoàn toàn có thể tự đứng trên đôi chân của mình chứ không nhất thiết phải dựa vào tài sản của cha mẹ mới có một tương lai tốt.
* Bạn sẽ dành tài sản cho con làm vốn hay để chúng tay trắng vào đời?
Bài viết gửi về địa chỉ email: [email protected] hoặc ấn vào box bên dưới.
" alt=""/>Cha mẹ già ăn nhờ ở đậu trong chính nhà mình vì chia thừa kế sớmNúi Bà Đen (Tây Ninh) là điểm đến tâm linh nổi tiếng bậc nhất Đông Nam Bộ. Nơi đây được bao phủ bởi mây trắng quanh năm, là điểm đến không thể thiếu của người dân Tây Ninh và Phật tử ba miền mỗi dịp Tết đến, xuân về.
Năm nay, người dân Tây Ninh hoan hỉ khi Núi Bà Đen có thêm công trình Phật Bà đẹp tuyệt mỹ đạt kỷ lục "Tượng Phật Bà bằng đồng cao nhất Châu Á tọa lạc trên đỉnh núi” đúng dịp đầu xuân năm mới. Đây cũng là công trình tượng Phật Bà đạt kỷ lục cao nhất Việt Nam tính đến nay.
![]() |
Sừng sững ngự tọa trên nóc nhà Nam Bộ giữa biển mây trắng, Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn hướng đôi mắt từ bi về phía đồng bằng Tây Ninh trù phú, phổ độ chúng sinh, ban phước lành, bình an cho bách tính.
![]() |
Cùng với Chùa Bà, nơi thờ vị Linh Sơn Thánh Mẫu đã trở thành huyền tích hàng trăm năm, núi Bà Đen là điểm đến tâm linh linh thiêng và có nhiều người tìm đến nhất, không chỉ riêng ở Tây Ninh mà còn nổi tiếng khắp Nam Bộ. Những năm trước, khi không gặp trở ngại vì Covid-19, rất đông du khách phía Bắc và du khách từ nước ngoài cũng đến Núi Bà Đen vào dịp Tết Nguyên Đán để cầu an, cầu may.
Không chỉ cuốn hút du khách bởi hành trình tâm linh ý nghĩa, núi Bà Đen ngày nay còn hấp dẫn bởi cảnh quan tươi sắc, rực rỡ bốn mùa. Kể từ khi khu du lịch Sun World BaDen Mountain được Tập đoàn Sun Group đưa vào hoạt động, núi Bà Đen "thay áo mới" với những khung hình đa sắc.
Bạn sẽ tìm được những góc châu Âu phóng khoáng và tươi mới như thế này để tha hồ chụp ảnh check-in cùng bạn bè, gia đình ngày xuân mới.
![]() |
Hay thỏa sức dạo bước giữa không gian mát lành của núi Bà, hít thật sâu vào lồng ngực thứ không khí trong trẻo của cây cỏ, của những khóm hoa hồng, mai địa thảo, ly ly, tulip,... đang bung nở giữa ngày xuân.
Gần 100.000 chậu hoa đủ các loại như thạch thảo, cẩm tú cầu, túy điệp, sao nhái, hoa xác pháo, hoa bâng khuâng,... đã được Sun World BaDen Mountain kỳ công ươm trồng, chăm sóc và tạo tác để bừng nở thành những suối hoa đúng dịp Tết, phục vụ du khách.
Năm nay, du khách có thêm trải nghiệm ẩm thực mới lạ khi nhà hàng buffet Vân Sơn trên đỉnh núi đi vào hoạt động từ 12/2, với hơn 80 món ăn nổi tiếng các vùng miền, khiến hành trình khám phá núi Bà thêm phần tiện lợi và tròn vẹn. Nhà hàng mở cửa từ 10:30-15h và 16:30-20h mỗi ngày.
![]() |
Những ngày này, hệ thống cáp treo Sun World BaDen Mountain cũng hoạt động hết công suất để đáp ứng nhu cầu vãn cảnh, cầu an đầu xuân của người dân và du khách. Theo đó, tuyến cáp Chùa Bà hoạt động 24/24, tuyến cáp Vân Sơn lên đỉnh núi hoạt động từ 5h-23h. Giá vé khứ hồi cho người lớn và trẻ từ 1,4m là 250.000 đồng/vé, giá vé cho trẻ em từ 1-1,4m là 150.000 đồng/vé, miễn phí cho trẻ dưới 1m.
Đầu xuân mới, cùng người thân yêu du xuân trên miền mây trắng, đứng giữa bạt ngàn sắc hương, dưới chân tượng Phật Bà chắp tay nguyện cầu một năm mới sức khỏe, bình an, đong đầy yêu thương và khám phá một ngày thật thú vị tại Núi Bà, còn gì có thể tuyệt hơn?
Doãn Phong
" alt=""/>Vì sao Núi Bà Tây Ninh là ‘điểm phải đến’ Tết Tân Sửu?Cách đây mấy ngày, tôi nhận được tiền thưởng Tết. Tôi đưa cho vợ 30 triệu để sắm sửa. Còn lại, tôi đổi vài cọc tiền 100 – 200 nghìn mới để mừng tuổi các em, các cháu dưới quê.
Vợ thấy tôi chuẩn bị như vậy thì rít lên từng hồi. Cô ấy bảo, tôi quá hoang phí. Mừng tuổi thì chỉ nên mừng mệnh giá nhỏ, khoảng 5 - 10 - 20 nghìn, cùng lắm là 50 nghìn đồng lấy may. “Anh mừng tuổi 100 – 200 nghìn khác nào đi chia tiền trong khi gia đình mình chưa giàu”.
Tôi quắc mắt. Không phải vì tôi gia trưởng, không tôn trọng ý kiến của vợ mà vì vợ tôi không hiểu thế nào là “có đi có lại”.
Bố mẹ tôi sinh được 4 người con: hai con trai, hai con gái. Tôi là út, cũng là người được học hành, đỗ đạt và hiện thoát ly, có công ăn việc làm khá nhất trong nhà.
Ở nhà, các anh chị của tôi đều làm ruộng, ngày nông nhàn thì đi làm công cho một số nhà máy trong khu vực.
Tuy nhiên, các anh chị luôn quan tâm đến gia đình tôi. Tháng nào cũng gửi cho chúng tôi đồ ăn sạch. Khi thì bao gạo, lúc mớ rau, quả trứng, con gà, con vịt…
Ngày Tết, khi tôi chưa kịp mừng tuổi các cháu – con của các anh chị thì anh chị đã mừng tuổi con nhà tôi 100 nghìn.
Vì thế, tôi không thể mừng tuổi các cháu ít hơn.
Nhưng mừng tuổi các cháu bên nội 200 nghìn thì bên nhà ngoại, tôi cũng muốn xử như vậy để vợ không nghĩ tôi phân biệt.
Tính ra, mỗi Tết, tôi cũng chỉ mất 2, 3 triệu mừng cho các cháu ruột nên không tiếc.
Tuy nhiên, bên nhà vợ tôi lại có tư tưởng rất lạ lùng.
Bố mẹ vợ tôi giàu có. Đất đai ông bà nhiều vô kể. Tiền tiết kiệm gửi ngân hàng chắc không dưới 5 tỷ đồng.
Anh trai vợ tôi cũng là chủ một doanh nghiệp. Mỗi tháng anh thu lợi nhuận hàng tỷ đồng. Thế nhưng, đã 3 năm làm rể ở đó, chưa bao giờ tôi thấy bố mẹ vợ hay anh trai vợ mừng tuổi con nhà tôi được 10 nghìn đồng.
Năm nào ông bà ngoại cũng chỉ mừng tuổi 2 nghìn hoặc nhiều nhất là 5 nghìn đồng. Cũng có năm, ông bà ngoại và anh trai vợ còn đùn đẩy nhau chuyện mừng tuổi cháu. Có nghĩa là, ông bà mừng rồi thì anh thôi hoặc anh mừng tuổi cháu thì ông bà thôi.
Điều khiến tôi thấy khó chịu nhất là những câu nói đùa của anh trai vợ.
Tết nào cũng vậy, chỉ cần thấy vợ chồng tôi đến là anh vội vã gọi các con mình ra xếp hàng để nhận tiền mừng tuổi.
Anh còn bảo 3 đứa con của mình là: “Cô chú ấy giàu nên cứ chịu khó mà xếp hàng, năng nhặt chặt bị con ạ”.
Vợ tôi biết tôi khó chịu nhưng cô ấy luôn bênh vực anh trai. Cô ấy bảo, số tiền mừng tuổi chỉ là tượng trưng để lấy may mắn và mang niềm vui cho các cháu ngày Tết. Tôi không nên phung phí.
Nhưng khi tôi hỏi, tôi mừng tuổi cháu nội 200 nghìn còn cháu bên nhà vợ 5 nghìn đồng thì có được không? Vợ tôi lại im lặng.
Ý cô ấy là, bên nội cũng như bên ngoại, tôi chỉ nên mừng tuổi chút ít.
Tuy nhiên, làm sao tôi có thể làm thế. Hơn nữa, tôi cũng không muốn trở thành kẻ chi ly như anh trai vợ. Tôi muốn nhà vợ nhìn vào cách hành xử của tôi để tự thấy xấu hổ.
Tôi nghĩ, giàu có mà keo kiệt quá thì cũng không khiến người khác nể phục.
Tôi làm như vậy có đúng không mọi người? Xin hãy cho tôi lời khuyên. Tôi xin cảm ơn.
Xem thêm video: Khoảnh khắc xúc động: Cặp đôi gần 100 tuổi ôm nhau khóc sau 3 tháng xa cách
Tết Nguyên đán 2021 đang đến gần. Kế hoạch đón Tết của gia đình bạn năm nay có gì khác biệt? Hãy chia sẻ với chúng tôi những câu chuyện, kỷ niệm vui buồn xung quanh Tết của gia đình bạn tại khung bình luận bên dưới hoặc gửi bài về địa chỉ mail: [email protected]. Trân trọng cảm ơn." alt=""/>Bố mẹ vợ giàu có nhưng Tết chỉ mừng tuổi cháu 5 nghìn đồng